Giá gas tăng tiếp 8.000 đồng/bình Từ 1/8

18:25 |
Tiếp nối đà tăng giá trong tháng 6 và tháng 7, giá gas tháng 8 sẽ tiếp tục tăng thêm 8.000 đồng/bình 12kg. Chiều 31/7, ông Đỗ Trung Thành, Phó trưởng phòng Kinh doanh gas của Saigon Petro cho biết: “Kể từ 7h30 ngày 1/8, giá bán lẻ gas SP tăng 667 đồng/kg (đã VAT), tương đương mức tăng 8.000 đồng/bình 12kg so với giá đầu tháng 7/2013. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng khu vực TPHCM là 386.000 đồng/bình 12kg”.
Giá gas

Lý giải về nguyên nhân tăng giá lần này, ông Đỗ Trung Thành cho biết: “Lý do tăng là do giá CP (giá gas thế giới – PV) công bố tháng 8/2013 bình quân là 820 USD/tấn, tăng 27,5 USD/tấn so với tháng 7”.

Đây là lần thứ 3 giá gas trong nước tăng sau 6 tháng liên tiếp giảm giá. Cụ thể, giá gas tháng 7 tăng 13.000 đồng/bình 12kg so với giá tháng 6; giá gas tháng 6 cũng tăng 1.000 đồng/bình 12kg so với giá tháng 5.

Trước đó, giá gas giảm liên tiếp trong 6 tháng: tháng 5 giảm 17.000 đồng/bình 12kg; tháng 4 giảm 24.000 đồng/bình 12kg; giá gas tháng 3/2013 giảm 4.000 đồng/bình 12kg; giá tháng 2/2013 giảm 13.000 đồng/bình 12kg; giá tháng 1/2013 cũng đã giảm 7.000 đồng/bình 12kg; giá tháng 12/2012 giảm 12.000 đồng/bình 12kg.

Giá vàng tuần tới sẽ trụ vững trên 1700 USD/oune

17:58 |

 Sụt giảm 1% trong tuần qua, giá vàng thế giới đã diễn biến ngược với nhận định của các chuyên gia khi có tuần giảm thứ 5 trong 6 tuần liên tiếp. Trong tuần tới giá kim loại quý này được cho là sẽ đứng vững trên 1700 USD/oune và có thể đi lên.
Mở đầu tuần giao dịch với mức giá giao ngay trên 1735 USD/ounce, giá vàng thế giới đã có tới 4 phiên đi xuống và chỉ có duy nhất một phiên đi lên trong tuần qua. Trong đó phiên 15/11 giá vàng tại New York đã giảm xuống dưới 1704 USD/ounce, mức thấp nhất trong vòng một tuần.

Nhu cầu vàng vật chất giảm khiến giá vàng khó đi lên
Chốt tuần giao dịch, giá vàng giao ngay đứng ở 1712,6 USD/ounce trong khi hợp đồng vàng giao tháng 12 trên sàn Comex lùi về 1714,7 USD/ounce, giảm nhẹ 0,94% so với đầu tuần. Sở dĩ giá vàng đi xuống là do hàng loạt dữ liệu tiêu cực về kinh tế thế giới đã được công bố.

Trong khi các nước Eurozone rơi vào suy thoái thì tình hình kinh tế Mỹ cũng gây thất vọng. Trong bài phát biểu của mình chủ tịch Fed Ben Bernanke cũng tỏ ra bi quan về triển vọng thị trường nhà ở. Bên cạnh đó việc chính phủ Mỹ vẫn chưa có giải pháp nào cho “vách đá tài khóa” cũng khiến thị trường lo lắng. Ngoài ra một thông tin đáng chú ý đó là, theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu vàng vật chất toàn cầu trong quý 3 đã sụt 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Những sự sụt giảm mạnh trên thị trường vốn gần đây đã khiến các nhà đầu tư lo lắng rằng sự đi xuống trên thị trường chứng khoán sẽ buộc các khách hàng sử dụng đòn bẩy phải bán vàng”, Jeffrey Sica, trưởng bộ phẩn đầu tư của quỹ Sica Wealth với tài sản 1 tỷ USD cho biết.

Nhận định về xu hướng trong tuần tới, có tới 14/22 chuyên gia tham gia khảo sát của Kitco tin rằng vàng sẽ tăng giá. Chỉ có 3 người nhận định ngược lại và 5 chuyên gia cho rằng vàng sẽ đứng giá. Các nhà đầu tư cho rằng giá vàng trong tuần tới sẽ được hỗ trợ bởi những lo ngại về vấn đề “vách đá tài khóa” tại Mỹ và khủng hoảng tại châu Âu.

“Vàng đang giữ giá khá tốt. Tôi tin rằng nó sẽ được hỗ trợ giữa lúc những tranh luận về vách đá tài khóa. Tôi có thể mường tượng rằng các nhà lập pháp sẽ để vấn đề này lại cho Hạ viện khóa tới”, Daniel Pavilonis, nhà môi giới cấp cao thị trường hàng hóa của quỹ RJO Futures nhận định.

Cùng quan điểm này, trưởng bộ phận giao dịch của công ty MKS Finance Afshin Nabavi tin rằng vàng sẽ giữ giá trong khoảng 1700 – 1730 USD/ounce do chưa có chất xúc tác cụ thể nào đẩy giá vượt qua ngưỡng này. Chuyên gia này cũng tin rằng khi vàng chạm ngưỡng trên của khoảng giá hiện tại, nhu cầu bán vàng có thể sẽ tăng lên khiến cho giá không thể lên cao hơn.

Trong tuần tới, thông tin được các nhà đầu tư chú ý đó là cuộc họp ngày 20/11 của lãnh đạo các nước khu vực Eurozone. Theo ông Pavilonis, một quyết định sẽ được khối này đưa ra liên quan đến tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp cũng như khả năng Tây Ban Nha cần giải cứu. Bất kỳ thông tin tích cực nào từ những vấn đề này sẽ có lợi cho đồng Euro cũng như giá vàng.
theo : dân trí

Giá vàng leo lên mức 47,3 triệu đồng

17:55 |

 Tiếp diễn đà tăng mạnh phiên hôm qua, giá vàng miếng trong nước sáng nay giao dịch bán ra đạt mốc 47,3 triệu đồng/lượng, tức tăng thêm gần 200.000 đồng/lượng.
Mở cửa thị trường vàng sáng nay 20/11, lúc 9h, giá vàng tại Hà Nội được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 47,22 triệu đồng/lượng (mua vào) - 47,3 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng tương đương mỗi chiều 170.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.


Cũng tại thị trường này, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Phú Quý niêm yết giao dịch ở mức 47,2 triệu đồng/lượng - 47,3 triệu đồng/lượng, tăng 160.000 đồng/lượng mỗi chiều so với hôm qua.

Trước đó, lúc 8h30, giá vàng SJC tại TPHCM được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết trên trang web của công ty ở mức 47,1 triệu đồng/lượng - 47,3 triệu đồng/lượng, tăng 170.000 đồng/lượng.

Hiện tại, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 3,7 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng mạnh cùng đà tăng nhiều loại hàng hóa khi kỳ vọng Mỹ đạt thỏa thuận về ngân sách, lo ngại tình hình xung đột tại Trung Đông gia tăng.

Cụ thể, lúc 6h sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco tăng 16,3 USD so với giá chốt phiên trước đó, đứng ở 1.730 USD/ounce. Đến 9h, giá vàng tại đây tăng tiếp lên mức 1.732 USD/ounce.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 tăng 1,1% lên 1.734,4 USD/ounce, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 6/11.

Giá vàng tăng có phiên tăng mạnh cùng đà tăng giá nhiều loại hàng hóa khác. Chỉ số S&P GSCI đo lường giá 24 mặt hàng lên cao nhất 4 tuần.

Hiện tại, nhà đầu tư kỳ vọng Quốc hội Mỹ sắp đạt thỏa thuận ngân sách để tránh khỏi “bờ vực tài khóa” - các điều khoản tăng thuế và giảm chi tiêu Chính phủ được áp dụng vào đầu năm tới.

Còn nhớ, ngày 16/11, Tổng thống Obama đã có cuộc họp tại Nhà Trắng với các nghị sĩ quốc hội đến từ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa để bàn về vấn đề này. Cả hai bên đều bày tỏ sự hợp tác và cho biết sẽ linh hoạt trong nỗ lực tìm kiếm một thỏa hiệp chung về chính sách tài khóa Mỹ.

Ngoài ra, theo giới chuyên gia đánh giá, giá vàng cũng được hỗ trợ tăng khi USD giảm giá so với euro khi có khả năng các chủ nợ châu Âu sẽ đạt được thỏa thuận giải ngân gói cứu trợ mới cho Hy Lạp vào tuần tới.

Tình hình xung đột giữa Israel và Hamas tại Dải Gaza tiếp tục là mối lo ngại, thúc đẩy nhà đầu tư mua vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Vào ngày 16/11 vừa qua, lượng vàng nắm giữ của các quỹ tín thác tăng 4 tấn lên kỷ lục 2.603,7 tấn.
theo : dân trí

Vàng giảm về sát mốc 47 triệu đồng/lượng

17:52 |

 Sáng nay 23/11, giá vàng miếng trong nước điều chỉnh giảm nhẹ xuống sát mốc 47 triệu đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua. Trên thế giới, giá vàng giao ngay cũng giảm nhẹ, đứng ở 1.728,6 USD/ounce.
Vàng giảm về sát mốc 47 triệu đồng/lượng.

Mở cửa thị trường vàng trong nước sáng nay 23/11, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 47,05 triệu đồng/lượng (mua vào) - 47,15 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm tương đương mỗi chiều 40.000 đồng và 20.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Điều chỉnh giảm 20.000 đồng/lượng mỗi chiều so với chốt phiên chiều qua, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty VBĐQ Phú Quý niêm yết giao dịch ở mức 47,03 triệu đồng/lượng - 47,15 triệu đồng/lượng.


Tại TPHCM, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức 46,98 triệu đồng/lượng - 47,13 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng mỗi chiều.

Hiện tại, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 3,6 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng hiện giao dịch sát mốc 1.730 USD/ounce sau số liệu sản xuất lạc quan của Trung Quốc, cũng như việc nhà đầu tư kỳ vọng lãnh đạo châu Âu sẽ sớm đạt thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp.

Cụ thể, sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.728,6 USD/ounce, giảm nhẹ 60 cent so với giá chốt phiên trước đó. Ngược lại, trên sàn giao dịch điện tử Comex, giá vàng giao ngay hiện đứng ở 1.729 USD/ounce, tăng nhẹ 80 cent so với giá chốt phiên trước đó.

Phiên hôm qua, thị trường Mỹ không giao dịch do nghỉ lễ Tạ Ơn.

Vàng vững giá khi đồng Euro lên cao nhất 3 tuần so với USD. Euro tăng so với hầu hết các tiền tệ chủ chốt khi lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp để đàm phán về ngân sách. Trong khi đó, thị trường kỳ vọng lãnh đạo khu vực eurozone sẽ đạt được thỏa thuận giải ngân cứu trợ Hy Lạp tại cuộc họp vào ngày 26/11 tới.

Ngoài ra, giá vàng còn được hỗ trợ khi theo báo cáo của HSBC hôm qua 22/11, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sơ bộ khu vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 là 50,4 điểm - cao hơn 50 cho thấy sản xuất đang tăng trưởng. Đây cũng là lần đầu tiên sau 13 tháng, sản xuất Trung Quốc có dấu hiệu được cải thiện.

Tính chung từ đầu năm tới nay, giá vàng tăng tổng cộng 11% nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương các nước.

Tại Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, nhu cầu vàng vật chất cao hơn dự kiến trong năm nay, bất chấp việc nước này hai lần tăng thuế nhập khẩu vàng và hạn hán làm thu nhập của nông dân Ấn Độ giảm.
theo : dân trí

'Vượt rào' lãi suất ngày càng trắng trợn

18:52 |
Việc lách trần lãi suất đang tái diễn giống với thời điểm tháng 9/2011 nhưng các nhà băng có vẻ ngang nhiên hơn bởi không còn cảnh ngân hàng giám sát lẫn nhau và tố nhau, mà trái lại các ngân hàng dường như đang bao che cho nhau để cùng "vượt rào". Nghìn lẻ chiêu vượt trần lãi suất Anh Nguyễn Duy Khoa, nhà đầu tư lớn trên sàn chứng khoán IVS, cho biết, khi thị trường chứng khoán lình xình thời gian qua, anh đã rút bớt tiền khỏi chứng khoán để gửi ngân hàng. Trong lúc đang phân vân chọn nhà băng nào để gửi thì anh đã nhận được một số cuộc gọi từ các nhân viên ngân hàng chào mời anh gửi tiền với lãi suất khá hấp dẫn. Sau khi xem xét, anh Khoa quyết định chọn ngân hàng V. Với số tiền gửi hơn 500 triệu đồng, kỳ hạn 1 tháng, trên sổ tiết kiệm lãi suất ghi là 8,9%/năm, song lãi suất huy động thực tế lên tới gần 11%/năm. Phần chênh lệch này được trả riêng và không ghi vào số tiết kiệm. Cũng theo anh Khoa, việc ngân hàng vượt trần lãi suất huy động diễn ra thường xuyên. Trước đó gần 2 tháng anh có gửi một khoản tiền nhỏ ở một ngân hàng khác, lãi suất thực nhận cũng lên tới 10,3%/năm, dù thời điểm đó Ngân hàng Nhà nước đã áp trần lãi suất huy động ngắn hạn là 9%/năm. Hiện các ngân hàng có nhiều chiêu để lách trần lãi suất huy động mà nếu chỉ xem sổ sách, giấy tờ thì không thể phát hiện ra, như tặng tiền mặt cho phần chênh lệch lãi suất (số tiền này có thể được tặng ngay hoặc sau khi khách hàng gửi được một vài tháng, tùy vào ngân hàng và kỳ hạn gửi của khách), thẻ cào trúng thưởng, quà tặng… Một ngân hàng có trụ sở ở quận 1 TP HCM đang triển khai chương trình khuyến mãi Thẻ cào may mắn dành cho khách hàng cá nhân tham gia gửi tiết kiệm bằng VND hoặc USD. Theo đó, khi tham gia gửi tiết kiệm trong thời gian từ 5/7 đến 2/10, với các kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng và mức gửi từ 30 triệu đồng hoặc từ 1.500 USD trở lên, khách hàng sẽ được nhận phiếu cào dự thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 4 tỷ đồng. Trong đó, 1 giải nhất trị giá 100 triệu đồng, 10 giải nhì mỗi giải trị giá 10 triệu đồng và 3.000 giải ba mỗi giải trị giá 100.000 đồng và hơn 100.000 giải thưởng giá trị khác. Một khách hàng có thể trúng nhiều giải và đặc biệt khách hàng sẽ được nhận tiền mặt ngay khi cào trúng thưởng.

Từ ngày 16/7 đến hết ngày 10/10, Ngân hàng SeABank tiếp tục gia hạn chương tiết kiệm dự thưởng “Sinh nhật SeABank, cào nhanh trúng lớn” đợt 2 với tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 15 tỷ đồng. Chương trình bao gồm 2 hình thức cào trúng thưởng ngay và quay số may mắn cuối đợt. Theo đó, với mỗi 50 triệu đồng tiền gửi (hoặc ngoại tệ tương đương) tại SeABank với kỳ hạn 1 tháng, khách hàng sẽ được nhận một thẻ cào may mắn với 100% cơ hội trúng giải. Ngoài ra, tất cả khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền gửi tối thiểu 10 triệu đồng và kỳ hạn tối thiểu 1 tháng sẽ nhận được một mã số dự thưởng tham gia vào đợt quay số trúng thưởng cuối chương trình. Các giải thưởng bao gồm sổ tiết kiệm, thẻ Visa của SeABank có giá trị từ 1 triệu tới 100 triệu đồng. Theo Tiến sĩ Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính ngân hàng cấp cao, hiện các nhà băng còn có một phương thức vượt rào trần lãi suất huy động tinh vi hơn, đó là đáo hạn kép. Chẳng hạn ngân hàng tính lãi suất một ngày, đến lúc đáo hạn thành lãi kép, cộng lại sẽ vượt trần 9%/năm. Bản chất của việc đáo hạn kép cũng như các chương trình khuyến mãi trên vẫn là một cách lách luật, đẩy lãi suất huy động vượt trần. Bởi để huy động được từng đó tiền, ngoài việc phải trả lãi suất theo quy định cho khách hàng, ngân hàng còn mất thêm một khoản tiền khá lớn để tặng thưởng cho các chương trình khuyến mãi, như vậy có khác gì tăng thêm lãi suất huy động. Có khác chăng là nếu không có trần lãi suất huy động, các ngân hàng có thể để mức lãi suất cao, và chi phí cho lãi suất này được ghi trong sổ sách, chứng từ. Còn khi bị áp trần, các ngân hàng lách luật như tặng luôn lãi suất chênh lệch bằng tiền mặt cho khách, khuyến mãi… thì khoản chi phí vượt trần này, các nhà băng có rất nhiều cách hợp thức hóa, như cho vào kinh phí quảng cáo, thi đua tuyên truyền... Ngân hàng không còn "tố" nhau Cũng theo tiến sĩ Nhi, việc lách trần lãi suất đang tái diễn giống với thời điểm tháng 9/2011. Tuy nhiên, hiện các nhà băng có vẻ không sợ sệt như trước đó mà còn ngang nhiên hơn. Bởi thời điểm cuối năm 2011, không ít nhà băng bị Ngân hàng Nhà nước nhắc nhở, sếp ngân hàng bị xuống chức, đuổi việc, một phần nguyên nhân là do các ngân hàng giám sát lẫn nhau và tố nhau. Còn hiện nay, các ngân hàng không những không tố nhau mà dường như còn bao che cho nhau để cùng vượt rào lãi suất. Bởi thanh khoản của ngân hàng vẫn rất khó khăn và sức ép duy trì nguồn vốn cũ, đồng thời phải tăng vốn huy động lên khiến các ngân hàng phải tìm mọi cách để thu hút khách gửi tiền. Tuy nhiên, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần lớn cho rằng, hầu hết nhà băng hiện huy động vốn cao bất thường đều là những ngân hàng nhỏ, nằm trong “danh sách đen” của Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản yếu. Khi các nhà băng này tăng nóng lãi suất huy động bằng nhiều cách thì buộc một số ngân hàng lớn cũng phải tăng theo nhằm giữ chân khách. “Theo tôi, cơ quan quản lý nên mạnh dạn cho tự do hóa lãi suất, nhưng đi cùng điều kiện là chấp nhận cho phá sản ngân hàng yếu kém. Khi đó, tình trạng đua tăng lãi suất bằng mọi giá mới không còn đất sống. Còn hiện nay, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố không để nhà băng yếu kém nào phá sản, người dân cứ tìm ngân hàng có lãi suất huy động cao để gửi tiền, lợi cả đôi bên nên tình trạng lãi suất tăng nóng khó kiếm soát được. Phản ứng lại lý lẽ trên, ông Phạm Duy Hưng, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á nói, tại sao các ngân hàng lớn “vừa được miếng lại vừa được tiếng”, luôn đổ tội cho các ngân hàng nhỏ. Thực tế, các nhà băng nhỏ không đủ sức để trở thành “tội đồ” của cuộc đua vượt rào lãi suất. Bởi tại Việt Nam, 12 ngân hàng đứng đầu hiện đã chiếm hơn 80% thị phần khách hàng, do vậy những ngân hàng nhỏ còn lại không thể là tác nhân chính làm tăng lãi suất thị trường.

Tàu 63 triệu USD biến thành kho chứa dầu

22:25 |
Trong lúc tàu 104.000 tấn vẫn nằm bờ sau một năm hạ thủy thì một con tàu chở dầu thô khác trọng tải lên tới 105.000 tấn, thi công dở dang ở nhà máy đóng tàu Dung Quất (Quảng Ngãi) cũng lâm vào tình cảnh bi đát.

Để giải thoát lối ra cho con tàu chở dầu thô 105.000 tấn sau 5 năm thi công ì ạch, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petro VietNam) vừa quyết định chuyển hướng cải hoán chiếc tàu này thành kho chứa dầu nổi.
Sau 5 năm thi công, đến nay tàu chở dầu thô trọng tải 105.000 tấn vẫn chưa hoàn thành, còn nằm trong ụ nhà máy đóng tàu Dung Quất. Trước tình hình khó khăn, Petro Viet Nam vừa quyết định cải hoán chiếc tàu này thành kho chứa dầu 105.000 tấn. Ảnh: Trí Tín.


Ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất cho biết, công ty huy động nhân lực điều chỉnh 20 hạng mục, thiết bị để cải hoán tàu 105.000 tấn thành kho chứa dầu nổi.

"Chi phí cải hoán từ tàu chở dầu thô thành kho chứa dầu nổi tăng thêm khoảng 20 triệu USD so với vốn đầu tư ban đầu. Dự kiến đến năm 2014, kho chứa dầu này hoàn thành đưa vào hoạt động ở mỏ Đại Hùng", ông Hội nói

Tháng 2/2008, Vinashin khởi công đóng mới tàu chở dầu thô trọng tải 105.000 tấn tại nhà máy đóng tàu Dung Quất. Đây là tàu chở dầu thô đầu tiên nằm trong seri 3 tàu do Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans) làm chủ đầu tư. Mỗi chiếc tàu có vốn đầu tư ban đầu 63 triệu USD, do Công ty Komac của Hàn Quốc thiết kế, công suất máy 13,56 KW, vận tốc tối đa 14,5 hải lý/giờ.
Do tình hình khó khăn, Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất tập trung dịch vụ sửa chữa tàu thủy thay vì nhiệm vụ chính là đóng mới. Ảnh: Trí Tín.


Từ tháng 7/2010, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (thuộc Vinashin) chuyển giao về Petroviet Nam.

Liên quan đến con tàu PVT Mercury 104.000 tấn, do bão số 8 vừa qua gây đứt neo, cháy bạc của trục chân vịt, Công ty mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm của nhà máy đóng tàu Ba Son (TP Hồ Chí Minh) đến Khu kinh tế Dung Quất kiểm tra, sửa chữa. Riêng yêu cầu bổ sung một số hạng mục của chủ đầu tư PV Trans, Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất cũng đang tiếp tục đàm phán về kinh phí lắp đặt thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn hàng hải quốc tế hiện nay.

Công bố số nợ của Việt Nam

20:12 |

Chính phủ vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tình hình nợ công của Việt Nam. Theo đó, nhu cầu đầu tư tăng, GDP không đạt kế hoạch, xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục.
Hoàn thành ngày 30/10, báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Năm nào Chính phủ cũng báo cáo Quốc hội, song báo cáo năm nay chi tiết hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét.


55 dự án có nợ quá hạn
Về kết quả huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ, báo cáo cho biết, tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài tính đến cuối năm 2011 đạt 71,7 tỷ USD, trong đó số vốn đã được ký kết (thông qua các hiệp định vay/thoả thuận viện trợ không hoàn lại) là 54,1 tỷ USD. Vốn ODA đã được giải ngân cho các chương trình, dự án là 33,41 tỷ USD.

Phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỷ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỷ đồng và và dự kiến năm 2012 là 120.000 tỷ đồng.

Vẫn tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD, tổng số vốn đã rút là 3,06 tỷ USD, dư nợ là 2,9 tỷ USD.

68% dư nợ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được đưa vào cân đối ngân sách, 32% cho vay lại các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, báo cáo phân tích.

Theo định hướng của Chính phủ, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Cũng tính đến ngày cuối cùng của năm trước, tổng trị giá vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân để cho vay lại tương đương 12,6 tỉ USD. Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỉ USD, bằng 8,5% GDP, tập trung vào điện, dầu khí, công nghiệp tàu thủy, cấp nước, nông nghiệp, đường cao tốc, hàng không, cảng biển, công nghiệp, xi măng, phát triển hạ tầng đô thị…

Theo đánh giá của Chính phủ, các dự án này hoạt động có hiệu quả, việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Tuy nhiên, trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn đến 31/12/2011 là 55 dự án, với số dư nợ gốc quá hạn chiếm 0,7% tổng dư nợ cho vay lại.

Không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chỉ tiêu về trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước trong 10 năm qua luôn nằm trong giới hạn an toàn (dưới 20% tổng thu ngân sách nhà nước), báo cáo nêu rõ.

Chính phủ cũng cho biết, đến 31/12/2011, có 91 dự án đã được cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng trị giá vốn cam kết là 10,468 tỷ USD, trong đó có 20 dự án đã hoàn trả hết nợ.

Còn số dự án vay trong nước của các doanh nghiệp được cấp bảo lãnh đến 31/12/2011 là 16, với tổng số vốn cam kết là tương đương 3,21 tỷ USD (có 8 dự án đã trả hết nợ). Tổng số đã giải ngân đến hết năm trước là 2,24 tỷ USD và dư nợ gốc là 1,45 tỷ USD.

Đáng quan ngại ở lĩnh vực này là có 5/16 dự án xi măng và 2/4 dự án ngành giấy... gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Bộ Tài chính đang phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, bộ, ngành chủ quản để thực hiện tái cơ cấu tài chính các dự án này.

Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP

Vẫn lấy thời điểm đến ngày 31/12/2011, Chính phủ cho biết tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010. Trong đó, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% và bằng 43,1% GDP. Nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% và bằng 11,7% GDP. Nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,0% và bằng 0,5% GDP.

Về cơ cấu các chủ nợ, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28%. Còn trong số các chủ nợ nước ngoài thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á chiếm 8% và còn lại từ các chủ nợ khác.

Tình hình vay nợ, tính đến 31/12/2011:

● Tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài là 71,7 tỷ USD

● Tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD

● Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỉ USD, bằng 8,5% GDP

● Trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn là 55 dự án


● Tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010

Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công

Cùng với xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục thì chi phí vay nợ cũng có xu hướng gia tăng, theo phân tích tại báo cáo.

 Theo định hướng của Chính phủ, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Bên cạnh đó, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.

Chính phủ cũng cho biết sẽ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.

Trước mắt chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh chính phủ.

Sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế, Chính phủ khẳng định.

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

20:26 |

Khảo sát mới đây trên Bloomberg cho thấy, có 12/31 thương nhân và các nhà phân tích cho rằng vàng sẽ tăng trong tuần tới, 11 người đoán giá giảm và 8 người cho ý kiến trung lập.
Ở phiên cuối tuần, trên sàn Comex, New York, các hợp đồng vàng có kỳ hạn tăng tới 7,4% lên mức 1.682,9 USD/ounce.
Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke đã nói với các ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế tại cuộc họp diễn ra tại Jackson Hole, Wyoming trong ngày 31/9, rằng sẽ mua trái phiếu nhiều hơn là một trong những lựa chọn mà ngân hàng trung ương cân nhắc bước tiếp theo để thúc đẩy nền kinh tế.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ tiếp tục đưa ra những tín hiệu tiếp theo về gói nới lỏng tiền tệ vào ngày 12-13 tháng 9 tới.
Theo khảo sát trên Kitco News Gold Survey, trong tổng số 33 người tham gia, có 24 người trả lời trong tuần này. Trong số 24 người tham gia, 15 người đoán giá tăng, trong khi có 6 người đoán giá đi xuống và 3 người cho ý kiến trung lập hoặc cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.

Tham gia thị trường vẫn bao gồm các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân tương lai, các nhà quản lý quỹ và các nhà phân tích kỹ thuật.


Giá vàng trong nước lại tăng nhanh hơn vàng thế giới tới hơn 2 triệu đồng
Các nhà phân tích cho rằng, chỉ cần gói nới lỏng định lượng được gợi mở ra thôi cũng khiến giá vàng có thể tiếp tục tăng điểm. Spencer Patton, người sáng lập và giám đốc tài chính tại Steel Vine Investments, cho biết, trong khi Bernanke đã không chính thức công bố gói nới lỏng định lượng trong bài phát biểu của mình, nhưng thị trường vẫn hiểu rằng điều này sẽ diễn ra, do đó giá vàng vẫn tăng mạnh trong tuần này và có thể tăng cả trong tuần tới.
Một số người đoán giá đi xuống cho rằng vàng có thể gặp phải một số lực chốt lời sau khi giá đã tăng liên tiếp trong hai tuần qua. Mark Leibovit, biên tập viên VR Gold Letter, cho rằng vàng có thể giảm trở lại mức 1.625 USD/ounce (tương đương gần 41 triệu đồng/lượng).

Thị trường vàng trong nước hiện lại có mức tăng nóng hơn khi giá vàng thế giới gần chạm mốc 1.700 USD/ounce. Trong phiên cuối tuần, giá vàng vượt nhanh qua mốc 45 triệu đồng/lượng. Trong khi nếu tính quy đổi theo tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại, giá vàng quốc tế chỉ có giá tương đương khoảng hơn 42,5 triệu đồng/lượng.

Tính đến cuối ngày thứ 7, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội, mua vào - bán ra ở mức 44,9 - 44,15 triệu đồng/lượng. Tại thị trường TP.HCM, vàng SJC cũng có giá khoảng 49,95 - 45,15 triệu đồng/lượng. Vàng SJC giao dịch tại ngân hàng ACB có giá bán cao hơn khoảng 45,2 triệu đồng/lượng, chiều mua vào có giá 44,9 triệu đồng/lượng.

Moody’s tiếp tục xếp hạng tín nhiệm Sacombank 'triển vọng ổn định'

20:22 |

 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s tiếp tục giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm đối với Sacombank là triển vọng ổn định trong bối cảnh Việt Nam vừa bị giảm 10 bậc xuống vị trí thứ 75 trong số 144 nền kinh tế về xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2012 – 2013.
Xếp hạng này của Moody’s phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh và tốc độ phát triển khả quan của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trước những thách thức của nền kinh tế Việt Nam và thế giới hiện nay.  Theo đó, năng lực tín dụng độc lập của Sacombank tiếp tục được Moody’s đánh giá ở mức E+, tương đương với xếp hạng tín nhiệm dài hạn ở mức b1.


Moody’s nhận định những thế mạnh của Sacombank tại thời điểm hiện tại gồm: thứ nhất, về chất lượng thị phần, Sacombank đang có mạng lưới điểm giao dịch, ATM vào bậc nhất và tổng tài sản đứng thứ 6 ở Việt Nam; thứ hai, danh mục cho vay đa dạng, trong đó tín dụng tiêu dùng chiếm 1/3; thứ ba, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với tỷ lệ bình quân toàn ngành và tỷ lệ dự phòng thất thoát vốn vay cao trên mức trung bình.

Quyết định giữ nguyên hạng tín nhiệm đối với Sacombank còn được Moody’s xem xét dựa vào các yếu tố: chất lượng tài sản suy giảm xét theo số lượng nợ xấu được công bố (NPLs) cũng như nợ xấu tiềm năng và tỷ lệ dự phòng thất thoát vốn vay đang giảm; khả năng hấp thụ rủi ro cũng như tỷ lệ cho vay tập trung một khách hàng đơn lẻ có mức độ vừa phải so với các ngân hàng trên thế giới; những thách thức gắn liền với môi trường kinh doanh trong nước chưa thuận lợi.

Ngoài ra, định hạng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ được Moody’s đánh giá ở mức B1/B2 – mức tín nhiệm cao nhất dành cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Moody’s cũng ghi nhận tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của Sacombank cao hơn các ngân hàng nội địa khác và trạng thái thanh khoản của Sacombank đang có cải thiện, nguyên nhân chính là do tiền gửi cá nhân và tổ chức tăng trưởng 16%, trong khi danh mục cho vay thu hẹp khoảng 3% so với đầu năm.

Bên cạnh việc được Moody’s đánh giá triển vọng ổn định tại lễ công bố “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam số thứ 3", Sacombank đã được xếp loại A - mức cao nhất - về năng lực cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Việc xếp hạng năng lực cạnh tranh của Sacombank dựa trên cơ sở phân tích ước lượng các nhóm tiêu chí về sức mạnh thị trường và năng lực tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Theo phân loại của các tác giả nghiên cứu, Sacombank được xếp vào nhóm ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao thông qua thế mạnh về thị phần, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và có tiềm năng phát triển dài hạn.

Sợ 'đòn' của Bí thư Đà Nẵng, NH hạ lãi suất

19:06 |

Sau hơn 20 ngày Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh dọa “ra đòn” tại cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và các ngân hàng hôm 7/9, đến sáng 27/9, các ngân hàng tại Đà Nẵng đã đồng loạt hạ lãi suất…
Sau hơn 20 ngày Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh dọa "ra đòn" tại cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và các ngân hàng hôm 7/9, đến sáng 27/9, các ngân hàng tại Đà Nẵng đã đồng loạt hạ lãi suất...

Giám đốc Chi nhánh NHNN tại Đà Nẵng Võ Minh cho biết, qua báo cáo của các ngân hàng trên địa bàn thành phố đến thời điểm này có 60% số chi nhánh NH TMCP đã giảm lãi suất cho vay về 15% đối với dư nợ cũ và nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay xuống mức 9% với dư nợ vay mới.

Trong số các đơn vị hạ lãi suất, có nhiều Chi nhánh NH như Techcombank Đà Nẵng đã thông báo LS cho vay thấp hơn 15%/năm. Các chi nhánh Ngân hàng An Bình, VPBank, GPBank cũng hạ lãi suất.

Đại diện Chi nhánh Ngân hàng TMCP Liên Việt Đà Nẵng cho biết, ngân hàng này đã triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt như giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu để kích cầu với mức lãi suất 13%.
Theo nhiều ngân hàng cổ phần, các ngân hàng lớn quốc doanh cũng đã đồng loạt hạ lãi suất nên buộc họ cũng phải hạ lãi suất xuống mức 14-16%/năm và 13% đối với các lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh xuất khẩu, các DN nhỏ và vừa...


Đại diện Ngân hàng An Bình cho biết: Nếu lãi suất cho vay giảm xuống mức 12 - 13% thì ngân hàng không có lãi bởi do quá nhiều chi phí huy động vốn. Nhưng ngân hàng vẫn phải giảm lãi suất để chia sẻ cùng DN và thực hiện chủ trương chung.

Theo ông Minh, trong thời gian tới, các ngân hàng còn lại sẽ phải đồng loạt giảm lãi suất theo lộ trình.

Bên cạnh đó, các DN cũng đều rất trông đợi gói hỗ trợ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, theo đó sẽ dành khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng được giải ngân để ứng vốn cho DN.

Đại diện một số nhà băng "đại gia" cũng ra tuyên bố họ không thiếu vốn cho doanh nghiệp vay mở rộng kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, với việc hạ lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương, việc siết chặt hồ sơ, thủ tục của các nhà băng sẽ khiến những doanh nghiệp yếu, không có tài sản thế chấp cũng khó tiếp cận nguồn vốn rẻ này là điều chắc chắn.

Trước đó, tại buổi đối thoại ngân hàng với DN, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: "Nếu các ngân hàng không hạ lãi suất theo quy định và tiếp tục hành người đi vay, tôi sẽ công khai tên, tuổi từng ngân hàng giữa cuộc họp HĐND để cho toàn dân biết. Đến lúc đó, người dân sẽ hiểu và chắc chắn họ sẽ không đem tiền đến gửi và giao dịch với ngân hàng nữa, để xem các nhà băng sống thế nào? Doanh nghiệp sống, ngân hàng sống, còn ngược lại khi DN chết thì ngân hàng cũng sập tiệm chết theo... ", ông Thanh nói.

'Cuộc chiến' thanh lọc nhân sự ngành ngân hàng

19:01 |

Tình trạng cắt giảm nhân sự ngân hàng đang diễn ra như một cơn sóng ngầm trong bối cảnh tái cấu trúc lại hệ thống.
Công khai danh tính 26 tổ chức tín dụng bị liệt vào 'sổ đen'
Bất ổn thị trường vàng, Thống đốc Ngân hàng nhận lỗi

Theo phản ánh của nhân viên một số ngân hàng, có một số nhà băng hiện đang lên danh sách cắt giảm nhân sự với số lượng lớn hay diễn ra sự "thanh lọc" với quy mô lớn.

Trong khi đó, tại một số ngân hàng nhân viên bị cắt giảm sẽ tạm thời bị chuyển từ hợp đồng dài hạn sang hợp đồng thời vụ hay dù không bị ép nghỉ việc nhưng với việc lương giảm đáng kể, tiền thưởng bị cắt hẳn, hợp đồng lao động mãi không được gia hạn nên nhiều người đã phải tự nguyện xin nghỉ.

Theo nhìn nhận của một lãnh đạo ngân hàng cổ phần nhỏ tại TPHCM, hiện nay kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng đến mức báo động... Vị lãnh đạo này thẳng thắn, bây giờ các ngân hàng hầu hết đều không có lợi nhuận, các con số báo cáo định kỳ đa phần là ảo.

Theo bà, tình cảnh trên kéo dài từ năm ngoái, và các hiện nay các ngân hàng hầu như chỉ cố gắng lấy ngắn nuôi dài, loay hoay đảo nợ, cơ cấu,... chờ đợi hết suy thoái, khủng hoảng và cắt giảm chi phí triệt để. Vì thế mới có chuyện giảm biên chế, giảm lương.


Bà dự báo, từ giờ tới năm sau, ngành ngân hàng phải sa thải khoảng 1/4 số nhân viên và cắt giảm khoảng 1/3 thu nhập của ngành.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông (OCB) Trịnh Văn Tuấn nhìn nhận, trong thời điểm bình thường, việc đào thải những nhân sự yếu để thay vào người giỏi hơn cũng thường xuyên xảy ra.

Giờ đây, tiến trình cấu trúc lại hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh mẽ thì việc một số nhà băng giảm 10-15% nguồn nhân lực cũng là điều bình thường.

Riêng OCB, ông Tuấn cho biết, nhà băng mình vừa mới qua giai đoạn cấu trúc lại hệ thống suốt 2 năm qua và đây là thời điểm phải đẩy mạnh phát triển. Do đó, hiện Phương Đông không có tình trạng giảm biên chế, sa thải nhân viên.

Tương tự, đại diện TienPhong Bank cho hay, nhà băng vừa trải qua giai đoạn tự tái cấu trúc nên bây giờ là lúc ngân hàng tăng tốc và càng cần người. "Chúng tôi đang trong quá trình ổn định và phát triển nên sẽ tuyển dụng thêm rất nhiều các vị trí từ cấp nhân viên đến quản lý. Sắp tới, TienPhong Bank dự kiến sẽ tuyển thêm 30% nhân viên kinh doanh để tăng tốc bán hàng", nguồn tin này cho biết.

Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á Trần Anh Tuấn thì cho rằng, do dự đoán trước được tình hình nên nhà băng này đã có kế hoạch về nhân sự khá hợp lý trước đó, không tiếp nhận nhân sự quá nhiều nên giờ không xảy ra tình trạng "thừa người" và phải cắt giảm.

Ông cho biết, trong năm nay, NamABank chỉ có điều chỉnh, luân phiên nhân viên tới những vị trí phù hợp hơn, hoặc những người nào chưa đạt yêu cầu thì cho đào tạo lại để nâng cao năng lực và tiếp tục công tác, ngoại trừ những nhân viên vi phạm thì mới cho thôi việc.

Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) cũng khẳng định sẽ giữ lời cam kết không sa thải bất cứ một nhân viên nào dù ngân hàng đang gặp khó khăn và vừa có kết quả thua lỗ trong quý III.

"Thời gian tới chúng tôi không có kế hoạch cắt giảm nhân sự. Để hợp lý hóa chi phí, ACB sẽ tìm cách tăng năng suất, chất lượng của nhân viên", ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB nói.

Trong khi đó, mặc dù có tin đang cắt giảm nhân sự hàng loạt và ép người lao động tự viết đơn xin nghỉ việc nhưng đại diện Ngân hàng thương mại Đông Nam Á (SeaBank) vẫn cho biết thời điểm này không có chiến lược cắt giảm.

Lãnh đạo Maritime Bank cũng cho biết, tổng nhân sự của ngân hàng đến nay vẫn gần 4.000 người, trong đó hợp đồng thử việc và thời vụ chỉ chiếm 5%. Đại diện nhà băng này cho hay, từ nay đến cuối năm sẽ không mở rộng tuyển thêm, dự kiến chỉ tuyển thêm khoảng 1%.

Lý giải việc nhân viên bảo có, ngân hàng bảo không trong câu chuyện cắt giảm nhân sự này, phó phòng quản trị nguồn nhân lực của một ngân hàng cho rằng, đây là việc dễ hiểu bởi các ngân hàng không muốn gây hoang mang cho nhân viên trong thời điểm này và chưa kể, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên sau này.

Trước thực tế trên, ông Lưu Trung Thái, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), người đang làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán MB cũng bày tỏ, bài toán sàng lọc nhân sự chắc chắn cần được đặt ra trong bối cảnh lợi nhuận các ngân hàng ngày một sụt giảm, thách thức tăng lên.

"Thách thức lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay là doanh thu, các chỉ tiêu kinh doanh giảm, nên phải điều chỉnh kế hoạch về chi phí.

Thậm chí, kể cả trong điều kiện kết quả kinh doanh tốt, có thể chính sách nhân sự mỗi nơi khác nhau nhưng tôi tin các tổ chức, ngân hàng đều xác định tỷ lệ sàng lọc nhất định, thường tiêu chuẩn là 5-10%", ông Thái nói.

Kinh doanh vàng sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?

01:54 |

 Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này vừa có đề xuất với Bộ Tài chính xem xét đánh thuế đối với vàng. Nếu được thông qua, kinh doanh vàng có thể sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

NHNN đề xuất đánh thuế đối với mặt hàng vàng (ảnh: Q.Đ).


Ông Lê Minh Hưng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho Dân trí biết: Mục tiêu quản lý thị trường vàng của NHNN là không ảnh hưởng đến mục tiêu vĩ mô, đảm bảo ổn định tỷ giá và để vàng kém hấp dẫn với người dân.

Theo đó, NHNN vừa có đề xuất với Bộ Tài chính trong việc xem xét đánh thuế đối với vàng. Bởi ở nhiều nước trên thế giới, cá nhân, tổ chức kinh doanh vàng đều phải nộp thuế như thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy, nếu đề xuất ban đầu này của NHNN được Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận, Bộ Tài chính cũng cần thời gian để nghiên cứu kỹ các phương án tính thuế. Cơ quan quản lý cũng cần lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện.

Một trong những hình thức đánh thuế mà theo đề xuất của NHNN là tính thuế tiêu thụ đặc biệt với với kinh doanh vàng, vì đây là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích người dân cất giữ. Hiện nay, vàng chỉ chịu thuế xuất khẩu 10%, còn vàng nguyên liệu nhập khẩu không chịu thuế.

Cũng theo ông Hưng, do không khuyến khích người dân nắm giữ vàng, Nhà nước không bình ổn giá vàng vì mặt hàng này không nằm trong nhóm hàng tính chỉ số giá tiêu dùng, không ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh. Với thực tế giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới trên 3 triệu đồng/lượng, thì người dân đã nắm giữ một lượng vàng lớn sẽ được lợi, còn các tổ chức tín dụng huy động vàng đang phải trả giá.

Bởi lúc người dân gửi vàng vào các ngân hàng, giá vàng vẫn ở mức thấp. Còn hiện nay, khi giá vàng tăng cao, khách được nhận vàng là được lợi, nhưng ngân hàng thì ngược lại.

Theo số liệu thống kê từ NHNN, trong vòng 6 tháng qua, các tổ chức tín dụng đã mua hơn 60 tấn vàng để tất toán hợp đồng, số còn thiếu hiện vào khoảng 20 tấn. Nếu với tốc độ mua vào như thời gian qua, các ngân hàng cần thêm 2 tháng để có đủ số vàng cần thiết.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng nay 26/10, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng: Trong quản lý thị trường vàng có rất nhiều nội dung, như vấn đề xuất nhập khẩu, đơn vị kinh doanh, tiêu chuẩn tiêu chí dự trữ vàng miếng. Việc đánh thuế vàng cũng là nội dung. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp đánh thuế, cơ quan chức năng phải có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo sự công minh, công bằng, giải quyết được mục tiêu chính sách, để người dân không bị ảnh hưởng nhiều.

Theo dantri

Giá vàng “nội” phục hồi, cao hơn thế giới trên 3 triệu đồng/lượng

01:39 |

 Mở cửa thị trường vàng sáng nay 27/10, giá vàng SJC điều chỉnh tăng gần 100.000 đồng/lượng so với chiều qua, lên mức 46,35 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi trên 3 triệu đồng/lượng.


Mở cửa thị trường lúc 9h sáng nay 27/10, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty VBĐQ Phú Quý niêm yết giao dịch ở mức 46,22 triệu đồng/lượng (mua vào) - 46,35 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 80.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Cũng tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết ở mức 46,23 triệu đồng/lượng - 46,35 triệu đồng/lượng, cũng tăng 80.000 đồng/lượng.

Tại TPHCM, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết ở mức 46,2 triệu đồng/lượng - 46,35 triệu đồng/lượng, tăng 60.000 đồng/lượng so với chiều qua.

Hiện tại, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi trên 3 triệu đồng/lượng. So với thứ 7 tuần trước, giá vàng hiện “rẻ” hơn 350.000 đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.711,1 USD/ounce. Trong tuần này, giá vàng giao ngay giảm 0,5%, tuần giảm thứ 3 liên tiếp và là đợt giảm dài nhất hơn 1 năm.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 giảm 0,1% phiên cuối tuần xuống còn 1.711,9 USD/ounce; còn đầu phiên, giá vàng có lúc xuống 1.701,4 USD/ounce.

Dù điều chỉnh giảm nhưng giá vàng cũng đã lấy lại được mốc trên 1.710 USD/ounce, khi Bộ Thương mại Mỹ hôm qua cho biết: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý III tăng 2%, so với 1,3% trong quý II. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý này của Mỹ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tình trạng thất nghiệp, hiện vẫn duy trì ở mức 8%. Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết, để giảm tỷ lệ thất nghiệp, kinh tế Mỹ cần tăng trưởng với tốc độ 2,5% trong một vài quý tới.

Tính chung tuần này, giá vàng giao tháng 12 giảm 0,7%, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Giới chuyên gia cho hay, mức giảm 0,7% của giá vàng một phần ảnh hưởng bởi có thông tin ông Ben Bernanke sẽ không tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 làm Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kể cả khi ông Obama tái đắc cử tổng thống Mỹ.

Nhà đầu tư lo ngại, các kích thích tiền tệ từ Fed sẽ giảm đi đáng kể nếu ông Bernanke không tiếp tục lãnh đạo. Trong khi đó, các gói nới lỏng tiền tệ của Fed luôn là yếu tố hỗ trợ mạnh cho giá vàng.

Trên đồ thị kỹ thuật, giá vàng hiện đang chịu áp lực sau vài lần thất bại trong việc bứt phá ngưỡng kháng cự 1.800 USD/ounce. Triển vọng giá vàng cũng chịu tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới vào ngày 6/11.

Xăng dầu trong nước quyết neo giá

01:35 |

Giá xăng dầu trong nước sẽ không giảm, bất chấp giá thế giới rơi liên tiếp một tuần qua - Bộ Tài chính đã quyết định như vậy ngay từ đầu tuần. Với doanh nghiệp, một lít xăng lãi vài chục đến vài trăm đồng hiện nay chỉ là danh nghĩa.
 
Chỉ là lãi danh nghĩa
 
Hiếm khi nào, các quyết định mới về điều hành giá xăng dầu lại được Bộ Tài chính giữ kín trước các phương tiện thông tin đại chúng như vậy.
 
Thứ hai đầu tuần này, 22/10, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các doanh nghiệp đầu mối yêu cầu tiếp tục giữ giá bán lẻ ổn định. Đây là phương án điều hành dựa trên diễn biến giá thế giới 30 ngày qua và có sự thống nhất với Bộ Công Thương.
 
Cơ quan này cũng thông báo, áp dụng công thức tính giá cơ sở của Nghị định 84 nhưng loại trừ khoản 300 đồng/lít lợi nhuận định mức và bù thêm từ Quỹ bình ổn 500 đồng/lít thì giá bán lẻ xăng dầu đã có lãi chút ít. 
Cụ thể, so với giá cơ sở, giá bán lẻ tính tới ngày 21/10 của dầu madut cho thấy đã dương 664 đồng/kg, là mặt hàng lãi nhất. Mặt hàng lãi thứ hai là dầu diezen, dương 220 đồng/lít, kế tiếp là xăng A92 dương 92 đồng/lít. Lãi thấp nhất là dầu hỏa, giá bán lẻ chỉ dương 75 đồng/lít so với giá cơ sở.
 Đồng thời với lệnh giữ giá trên, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp giảm mức xả bù từ Quỹ bình ổn đối với dầu madut - mặt hàng đang có thuận lợi nhất - từ 500 đồng/kg hiện hành xuống còn 200 đồng/kg. Ba mặt hàng xăng dầu còn lại vẫn tiếp tục được bù 500 đồng/lít từ Quỹ bình ổn. Thời gian áp dụng từ 16h ngày 22/10/2012.
 
Có thể thấy, ngay trong cách tính trên, số lãi của các mặt hàng xăng dầu về bản chất là nhờ vào các công cụ điều tiết của Bộ Tài chính chứ không phải là kết quả kinh doanh thực sự.
 
Nếu không bù từ Quỹ, dầu madut chỉ còn lãi 164 đồng/kg. Dầu diezen sẽ chuyển sang lỗ 280 đồng/lít, dầu hỏa sẽ lỗ tới 425 đồng/lít và xăng A92 lỗ 408 đồng/lít.
 
Còn nếu áp dụng đúng công thức tính giá cơ sở của Nghị định 84, nghĩa là có khoản lợi nhuận định mức trong kết cấu tính giá, thì con số lỗ của doanh nghiệp xăng dầu còn lớn hơn nhiều.
 
Gần 2 tháng qua, Bộ Tài chính liên tiếp ra 3 công văn yêu cầu giữ giá xăng dầu Lần cho phép tăng giá cuối cùng là ngày 28/8, với mức kiềm chế tăng chỉ bằng 50% mức lỗ.
 
Như tinh thần công văn hôm 9/10, cơ quan này còn khẳng định: "Nếu không bù từ Quỹ bình ổn, giá xăng dầu chỉ có tăng chứ không giảm!"

  
 Tuy nhiên, ngay sau lệnh điều hành trên, thị trường xăng dầu trên thế giới đảo chiều đi xuống - một tín hiệu tích cực cho kỳ vọng hạ nhiệt giá trong nước.
 
Tại Singapore, giá xăng dầu thành rơi liên tiếp trong suốt một tuần qua, biên độ chênh lệch có ngày tới 2-3 USD/thùng. Dấu mốc cho sự đi xuống này là kể từ ngày 17/10, khi đó, xăng vẫn duy trì trên ngưỡng 120 USD/thùng và dầu vẫn trên mức 130 USD/thùng.
 
Đến ngày 22/10, đúng thời điểm có động thái mới của Bộ Tài chính, giá xăng A92 thành phẩm chỉ còn 116,48 USD/thùng, hạ tới 8,36 USD/thùng so với 1 tuần trước đó.
 
Giá dầu diezen thành phẩm là 128 USD/thùng, giảm tới 3,67 USD/thùng; dầu hỏa khi đó có giá 129,14 USD/thùng, giảm 3,4 USD/thùng. Dầu madut cũng giảm tới 10,95 USD/tấn, chỉ còn mức giá 648,38 USD/tấn.
 
Sự tụt dốc không phanh này diễn ra càng rõ nét hơn trong 3 ngày đầu tuần này. Trong vòng 2 ngày, tính đến 24/10, xăng A92 thành phẩm hạ tiếp tới 3,3 USD/thùng, chỉ còn 113,2 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Dầu diezen cũng chỉ còn 125,6 USD/thùng, hạ 2,4 USD so với thứ 2 đầu tuần. Dầu hỏa hiện giữ giá 126,26 USD/thùng, giảm 2,28 USD và dầu madut giảm 10,59 USD/tấn.
 
Lý giải cho sự đi xuống này, Bloomberg cho hay do Mỹ đã tăng dự trữ dầu lên 5,9 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với dự đoán 1,9 triệu thùng trước đó. Tính tới ngày 25/10, giá dầu Brent đã giảm 7 phiên và dầu thô giảm 5 phiên liên tiếp. Trên sàn Nymex, giá dầu thô Mỹ giao tháng 12 chỉ còn 85,73 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 7.
 
Chia sẻ với VietNamNet, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimex bày tỏ, nhờ xu hướng giảm mạnh nên mức lãi theo cách tính mới của Bộ Tài chính, không tính lợi nhuận định mức và bù từ Quỹ, đã tăng lên.
 
Ví dụ, tính tới ngày 24/10, giá xăng lãi 200 đồng/lít, dầu diezen lãi 300 đồng/lít, dầu hỏa lãi 100 đồng/lít. Riêng dầu madut lãi tới 400 đồng/kg.
 
Tuy nhiên, ông Năm khẳng định: "Về bản chất, kinh doanh xăng dầu không thể lãi như vậy". Nếu tuân theo đúng Nghị định 84, giá bán lẻ vẫn thấp hơn giá cơ sở từ 500-700 đồng/lít.
 
Theo ông, các chi phí trong kết cấu giá xăng dầu hiện nay đã lỗi thời, chưa được sửa đổi. Trong đó, khoản chi phí được nói đến nhiều nhất vẫn là chi phí kinh doanh, chiết khấu hoa hồng. Hai bộ Công Thương - Tài chính cũng đã dự kiến sẽ nâng từ mức 600 đồng/lít lên 860 đồng/lít nhưng cho đến nay, sự điều chỉnh này vẫn nằm trên giấy.
 
Được biết, báo cáo nhanh tới Bộ Tài chính gần đây, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của Petrolimex cho thấy, kinh doanh xăng dầu nội địa vẫn lỗ nặng nhưng nhờ tái xuất xăng dầu có lãi nên kết quả tổng hợp dự kiến lợi nhuận trước thuế vẫn dương.
 
Ông Năm cho biết, Nghị định 84 thực chất không có nhiều vấn đề phải sửa đổi như dư luận đang hiểu. Những điểm bất hợp lý trong cơ chế kinh doanh xăng dầu chủ yếu nằm ở các thông tư của các Bộ như việc trích - xã Quỹ bình ổn, chi phí hoa hồng. Vì vậy, không nhất thiết phải chờ sửa Nghị định 84, các Bộ có đủ thẩm quyền để điều chỉnh ngay các bất hợp lý trên.
 
Riêng về khả năng điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước, ông Trần Ngọc Năm thừa nhận: "Hầu hết các doanh nghiệp sẽ chờ động thái điều hành từ Bộ Tài chính!".
 
Cơ chế giá xăng dầu hiện nay đang có sự điều tiết từ Quỹ, thuế. Nếu giá thế giới hạ nhiệt tiếp thì động thái đầu tiên cần làm là ngừng xả Quỹ bình ổn trước. Sau đó, nếu Bộ Tài chính không tăng thuế thì các doanh nghiệp mới tính chuyện đăng ký giảm giá.
 

Thêm một "tập đoàn" đa cấp lừa đảo kiểu Muaban 24 bị đánh sập

01:32 |

 Với thủ đoạn huy động vốn đa cấp qua mạng internet, Công ty Cộng Đồng Việt đã vươn “vòi bạch tuộc” ra nhiều tỉnh thành để thực hiện các hành vi lừa đảo.

Ngày 26/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác nhận, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về công nghệ cao (Bộ Công an) vừa xóa sổ thêm một công ty đa cấp mang tính chất lừa đảo là Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Cộng Đồng Việt (trụ sở chính số 87 đường Tân Sơn Nhì nối dài, Q.Tân Phú, TP.HCM) do Nguyễn Minh Thành làm giám đốc. Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can để điều tra, xử lý về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Song những bị can là lãnh đạo cấp cao của Công ty này đã bỏ trốn và hiện đang bị truy lùng ráo riết.


Cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Hoàng Vũ – là giám đốc công ty Tâm Mặt Trời



Cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét trụ sở, nơi làm việc của lãnh đạo Công ty Cộng Đồng Việt, thu giữ nhiều tài liệu, giấy tờ, sổ sách. Thống kê ban đầu, Cộng Đồng Việt có mạng lưới vươn ra nhiều tỉnh thành khắp cả nước. Số nạn nhân bị Công ty này lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến gần một trăm ngàn người với số tiền chiếm đoạt hơn 400 tỉ đồng.

Thông tin ban đầu cho biết, tương tự như hoạt động lừa đảo của “tập đoàn đa cấp” Muaban 24, Tâm Mặt Trời vừa bị “xóa sổ” trước đó, Công ty Cộng Đồng Việt cũng hoạt động với hình thức huy động vốn qua mạng internet. Để thực hiện được hành vi này, lãnh đạo Cộng Đồng Việt mở nhiều chiêu quảng bá rộng rãi về hình thức kinh doanh góp vốn. Các “sếp” này luôn mở những lời có cánh để chiêu dụ “con mồi” như hứa hẹn sẽ chi trả gấp ba (cả gốc lẫn lãi) sau 6 tháng đóng tiền hay chỉ với 1,8 triệu đồng bạn sẽ có cơ hội chinh phục mức hoa hồng 2 – 16 tỷ đồng và nguồn thu nhập ổn định 500 triệu đồng/tháng…

Cộng Đồng Việt quy định, người góp vốn dưới dạng “mã” (1,8 triệu đồng/mã), ít nhất phải đầu tư 3 “mã” (tức 5,4 triệu đồng). Khi thành viên tham gia 3 “mã” lôi kéo thêm 4 “mã” nữa (tức 7 “mã” là 12,6 triệu đồng) thì người có công tạo hệ thống được thưởng 2 triệu đồng, gọi là thưởng bậc 1. Khi hệ thống người đó tạo lập được 49 “mã” (tức 88,2 triệu đồng) thì người đứng đầu hệ thống được thưởng bậc 2, với số tiền hàng chục triệu đồng. Ngoài ra, những người tạo lập các nhánh góp vốn được hứa hẹn sẽ được thưởng nhiều phần thưởng có giá trị như: diện thoại xịn, iPad, xe gắn máy tay ga, xe ô tô du lịch đắt tiền…


Để tạo lòng tin từ những người tham gia vào hệ thống, các lãnh đạo công ty Cộng Đồng Việt dùng chiêu, khi người nào vừa đóng tiền tham gia trong vòng 3 ngày sẽ được trả liền 1/3 số tiền đã đóng góp và tiền được nhận chỉ được gọi là tiền lãi. Đánh trúng tâm lý ham lợi nhuận cao, hàng trăm nghìn người khắp cả nước đã “dính chấu” lừa đảo. Hám lợi, nhiều người tranh thủ đóng càng nhiều tiền càng tốt, lôi kéo thêm nhiều người thì càng được thưởng, số nạn nhân cứ như thế được nhân lên theo cấp số nhân, người ít cũng vài trăm triệu đồng, người nhiều thì lên đến vài tỷ đồng. Tuy nhiên khi người tham gia vào chỉ nhân được mức lãi suất tượng trưng ban đầu, sau đó thì không ai nhận được bất kỳ khoản gì nữa dù gốc hay lãi. Mỏi mòn chờ đợi không thấy đâu, họ mới ngộ ra mình “dính cú lừa” nên tố cáo đến công an.

Liên quan đến vụ công ty đa cấp lừa đảo Tâm Mặt Trời trụ sở chính số 15B đường Sông Đà, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM bị đánh sập trước đó, Cơ quan CSĐT cho biết đã khởi tố 7 bị can là lãnh đạo của Tâm Mặt Trời để điều tra, xử lý về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong đó có các bị can Nguyễn Hoàng Vũ - Tổng Giám đốc, Thiên Trí Sanh, Phó Tổng Giám đốc... Ngoài ra, hiện còn 2 thành viên lãnh đạo Cty Tâm Mặt Trời bỏ trốn và đang bị truy bắt. Thống kê sơ bộ của công an, số nạn nhân của công ty Tâm Mặt Trời đã lên đến 40 ngàn người, số tiền họ bị chiếm đoạt lên đến 130 tỷ đồng. Tuy nhiên nhận định của một cán bộ điều tra, số nạn nhân chắc chắn còn nhiều hơn nữa.

Công ty Tâm Mặt Trời đã ngưng hoạt động khi "chóp bu" bị bắt

Cơ quan điều tra nhận định hoạt động của Muaban 24, Tâm Mặt Trời, Cộng Đồng Việt với những thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi khi lấy một phần tiền của người góp vốn sau để trả lãi cho người góp vốn trước. Các nạn nhân khi biết mình bị ''sập bẫy lừa'' thì đã quá muộn, muốn rút vốn ra cũng không thể. Đây là vụ án lừa đảo xảy ra trong thời gian dài với số tài sản chiếm đoạt rất lớn, rất nhiều người trên khắp cả nước trở thành nạn nhân.

Hiện cơ quan công an đang mở rộng điều tra về chi nhánh của 2 công ty Tâm Mặt Trời và Cộng Đồng Việt ở khắp các tỉnh thành. Cơ quan công an cũng kêu gọi các đối tượng có liên quan sớm ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.