Giá vàng tuần tới sẽ trụ vững trên 1700 USD/oune

17:58 |

 Sụt giảm 1% trong tuần qua, giá vàng thế giới đã diễn biến ngược với nhận định của các chuyên gia khi có tuần giảm thứ 5 trong 6 tuần liên tiếp. Trong tuần tới giá kim loại quý này được cho là sẽ đứng vững trên 1700 USD/oune và có thể đi lên.
Mở đầu tuần giao dịch với mức giá giao ngay trên 1735 USD/ounce, giá vàng thế giới đã có tới 4 phiên đi xuống và chỉ có duy nhất một phiên đi lên trong tuần qua. Trong đó phiên 15/11 giá vàng tại New York đã giảm xuống dưới 1704 USD/ounce, mức thấp nhất trong vòng một tuần.

Nhu cầu vàng vật chất giảm khiến giá vàng khó đi lên
Chốt tuần giao dịch, giá vàng giao ngay đứng ở 1712,6 USD/ounce trong khi hợp đồng vàng giao tháng 12 trên sàn Comex lùi về 1714,7 USD/ounce, giảm nhẹ 0,94% so với đầu tuần. Sở dĩ giá vàng đi xuống là do hàng loạt dữ liệu tiêu cực về kinh tế thế giới đã được công bố.

Trong khi các nước Eurozone rơi vào suy thoái thì tình hình kinh tế Mỹ cũng gây thất vọng. Trong bài phát biểu của mình chủ tịch Fed Ben Bernanke cũng tỏ ra bi quan về triển vọng thị trường nhà ở. Bên cạnh đó việc chính phủ Mỹ vẫn chưa có giải pháp nào cho “vách đá tài khóa” cũng khiến thị trường lo lắng. Ngoài ra một thông tin đáng chú ý đó là, theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu vàng vật chất toàn cầu trong quý 3 đã sụt 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Những sự sụt giảm mạnh trên thị trường vốn gần đây đã khiến các nhà đầu tư lo lắng rằng sự đi xuống trên thị trường chứng khoán sẽ buộc các khách hàng sử dụng đòn bẩy phải bán vàng”, Jeffrey Sica, trưởng bộ phẩn đầu tư của quỹ Sica Wealth với tài sản 1 tỷ USD cho biết.

Nhận định về xu hướng trong tuần tới, có tới 14/22 chuyên gia tham gia khảo sát của Kitco tin rằng vàng sẽ tăng giá. Chỉ có 3 người nhận định ngược lại và 5 chuyên gia cho rằng vàng sẽ đứng giá. Các nhà đầu tư cho rằng giá vàng trong tuần tới sẽ được hỗ trợ bởi những lo ngại về vấn đề “vách đá tài khóa” tại Mỹ và khủng hoảng tại châu Âu.

“Vàng đang giữ giá khá tốt. Tôi tin rằng nó sẽ được hỗ trợ giữa lúc những tranh luận về vách đá tài khóa. Tôi có thể mường tượng rằng các nhà lập pháp sẽ để vấn đề này lại cho Hạ viện khóa tới”, Daniel Pavilonis, nhà môi giới cấp cao thị trường hàng hóa của quỹ RJO Futures nhận định.

Cùng quan điểm này, trưởng bộ phận giao dịch của công ty MKS Finance Afshin Nabavi tin rằng vàng sẽ giữ giá trong khoảng 1700 – 1730 USD/ounce do chưa có chất xúc tác cụ thể nào đẩy giá vượt qua ngưỡng này. Chuyên gia này cũng tin rằng khi vàng chạm ngưỡng trên của khoảng giá hiện tại, nhu cầu bán vàng có thể sẽ tăng lên khiến cho giá không thể lên cao hơn.

Trong tuần tới, thông tin được các nhà đầu tư chú ý đó là cuộc họp ngày 20/11 của lãnh đạo các nước khu vực Eurozone. Theo ông Pavilonis, một quyết định sẽ được khối này đưa ra liên quan đến tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp cũng như khả năng Tây Ban Nha cần giải cứu. Bất kỳ thông tin tích cực nào từ những vấn đề này sẽ có lợi cho đồng Euro cũng như giá vàng.
theo : dân trí

Giá vàng leo lên mức 47,3 triệu đồng

17:55 |

 Tiếp diễn đà tăng mạnh phiên hôm qua, giá vàng miếng trong nước sáng nay giao dịch bán ra đạt mốc 47,3 triệu đồng/lượng, tức tăng thêm gần 200.000 đồng/lượng.
Mở cửa thị trường vàng sáng nay 20/11, lúc 9h, giá vàng tại Hà Nội được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 47,22 triệu đồng/lượng (mua vào) - 47,3 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng tương đương mỗi chiều 170.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.


Cũng tại thị trường này, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Phú Quý niêm yết giao dịch ở mức 47,2 triệu đồng/lượng - 47,3 triệu đồng/lượng, tăng 160.000 đồng/lượng mỗi chiều so với hôm qua.

Trước đó, lúc 8h30, giá vàng SJC tại TPHCM được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết trên trang web của công ty ở mức 47,1 triệu đồng/lượng - 47,3 triệu đồng/lượng, tăng 170.000 đồng/lượng.

Hiện tại, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 3,7 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng mạnh cùng đà tăng nhiều loại hàng hóa khi kỳ vọng Mỹ đạt thỏa thuận về ngân sách, lo ngại tình hình xung đột tại Trung Đông gia tăng.

Cụ thể, lúc 6h sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco tăng 16,3 USD so với giá chốt phiên trước đó, đứng ở 1.730 USD/ounce. Đến 9h, giá vàng tại đây tăng tiếp lên mức 1.732 USD/ounce.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 tăng 1,1% lên 1.734,4 USD/ounce, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 6/11.

Giá vàng tăng có phiên tăng mạnh cùng đà tăng giá nhiều loại hàng hóa khác. Chỉ số S&P GSCI đo lường giá 24 mặt hàng lên cao nhất 4 tuần.

Hiện tại, nhà đầu tư kỳ vọng Quốc hội Mỹ sắp đạt thỏa thuận ngân sách để tránh khỏi “bờ vực tài khóa” - các điều khoản tăng thuế và giảm chi tiêu Chính phủ được áp dụng vào đầu năm tới.

Còn nhớ, ngày 16/11, Tổng thống Obama đã có cuộc họp tại Nhà Trắng với các nghị sĩ quốc hội đến từ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa để bàn về vấn đề này. Cả hai bên đều bày tỏ sự hợp tác và cho biết sẽ linh hoạt trong nỗ lực tìm kiếm một thỏa hiệp chung về chính sách tài khóa Mỹ.

Ngoài ra, theo giới chuyên gia đánh giá, giá vàng cũng được hỗ trợ tăng khi USD giảm giá so với euro khi có khả năng các chủ nợ châu Âu sẽ đạt được thỏa thuận giải ngân gói cứu trợ mới cho Hy Lạp vào tuần tới.

Tình hình xung đột giữa Israel và Hamas tại Dải Gaza tiếp tục là mối lo ngại, thúc đẩy nhà đầu tư mua vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Vào ngày 16/11 vừa qua, lượng vàng nắm giữ của các quỹ tín thác tăng 4 tấn lên kỷ lục 2.603,7 tấn.
theo : dân trí

Vàng giảm về sát mốc 47 triệu đồng/lượng

17:52 |

 Sáng nay 23/11, giá vàng miếng trong nước điều chỉnh giảm nhẹ xuống sát mốc 47 triệu đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua. Trên thế giới, giá vàng giao ngay cũng giảm nhẹ, đứng ở 1.728,6 USD/ounce.
Vàng giảm về sát mốc 47 triệu đồng/lượng.

Mở cửa thị trường vàng trong nước sáng nay 23/11, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 47,05 triệu đồng/lượng (mua vào) - 47,15 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm tương đương mỗi chiều 40.000 đồng và 20.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Điều chỉnh giảm 20.000 đồng/lượng mỗi chiều so với chốt phiên chiều qua, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty VBĐQ Phú Quý niêm yết giao dịch ở mức 47,03 triệu đồng/lượng - 47,15 triệu đồng/lượng.


Tại TPHCM, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức 46,98 triệu đồng/lượng - 47,13 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng mỗi chiều.

Hiện tại, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 3,6 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng hiện giao dịch sát mốc 1.730 USD/ounce sau số liệu sản xuất lạc quan của Trung Quốc, cũng như việc nhà đầu tư kỳ vọng lãnh đạo châu Âu sẽ sớm đạt thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp.

Cụ thể, sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.728,6 USD/ounce, giảm nhẹ 60 cent so với giá chốt phiên trước đó. Ngược lại, trên sàn giao dịch điện tử Comex, giá vàng giao ngay hiện đứng ở 1.729 USD/ounce, tăng nhẹ 80 cent so với giá chốt phiên trước đó.

Phiên hôm qua, thị trường Mỹ không giao dịch do nghỉ lễ Tạ Ơn.

Vàng vững giá khi đồng Euro lên cao nhất 3 tuần so với USD. Euro tăng so với hầu hết các tiền tệ chủ chốt khi lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp để đàm phán về ngân sách. Trong khi đó, thị trường kỳ vọng lãnh đạo khu vực eurozone sẽ đạt được thỏa thuận giải ngân cứu trợ Hy Lạp tại cuộc họp vào ngày 26/11 tới.

Ngoài ra, giá vàng còn được hỗ trợ khi theo báo cáo của HSBC hôm qua 22/11, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sơ bộ khu vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 là 50,4 điểm - cao hơn 50 cho thấy sản xuất đang tăng trưởng. Đây cũng là lần đầu tiên sau 13 tháng, sản xuất Trung Quốc có dấu hiệu được cải thiện.

Tính chung từ đầu năm tới nay, giá vàng tăng tổng cộng 11% nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương các nước.

Tại Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, nhu cầu vàng vật chất cao hơn dự kiến trong năm nay, bất chấp việc nước này hai lần tăng thuế nhập khẩu vàng và hạn hán làm thu nhập của nông dân Ấn Độ giảm.
theo : dân trí

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

20:26 |

Khảo sát mới đây trên Bloomberg cho thấy, có 12/31 thương nhân và các nhà phân tích cho rằng vàng sẽ tăng trong tuần tới, 11 người đoán giá giảm và 8 người cho ý kiến trung lập.
Ở phiên cuối tuần, trên sàn Comex, New York, các hợp đồng vàng có kỳ hạn tăng tới 7,4% lên mức 1.682,9 USD/ounce.
Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke đã nói với các ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế tại cuộc họp diễn ra tại Jackson Hole, Wyoming trong ngày 31/9, rằng sẽ mua trái phiếu nhiều hơn là một trong những lựa chọn mà ngân hàng trung ương cân nhắc bước tiếp theo để thúc đẩy nền kinh tế.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ tiếp tục đưa ra những tín hiệu tiếp theo về gói nới lỏng tiền tệ vào ngày 12-13 tháng 9 tới.
Theo khảo sát trên Kitco News Gold Survey, trong tổng số 33 người tham gia, có 24 người trả lời trong tuần này. Trong số 24 người tham gia, 15 người đoán giá tăng, trong khi có 6 người đoán giá đi xuống và 3 người cho ý kiến trung lập hoặc cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.

Tham gia thị trường vẫn bao gồm các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân tương lai, các nhà quản lý quỹ và các nhà phân tích kỹ thuật.


Giá vàng trong nước lại tăng nhanh hơn vàng thế giới tới hơn 2 triệu đồng
Các nhà phân tích cho rằng, chỉ cần gói nới lỏng định lượng được gợi mở ra thôi cũng khiến giá vàng có thể tiếp tục tăng điểm. Spencer Patton, người sáng lập và giám đốc tài chính tại Steel Vine Investments, cho biết, trong khi Bernanke đã không chính thức công bố gói nới lỏng định lượng trong bài phát biểu của mình, nhưng thị trường vẫn hiểu rằng điều này sẽ diễn ra, do đó giá vàng vẫn tăng mạnh trong tuần này và có thể tăng cả trong tuần tới.
Một số người đoán giá đi xuống cho rằng vàng có thể gặp phải một số lực chốt lời sau khi giá đã tăng liên tiếp trong hai tuần qua. Mark Leibovit, biên tập viên VR Gold Letter, cho rằng vàng có thể giảm trở lại mức 1.625 USD/ounce (tương đương gần 41 triệu đồng/lượng).

Thị trường vàng trong nước hiện lại có mức tăng nóng hơn khi giá vàng thế giới gần chạm mốc 1.700 USD/ounce. Trong phiên cuối tuần, giá vàng vượt nhanh qua mốc 45 triệu đồng/lượng. Trong khi nếu tính quy đổi theo tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại, giá vàng quốc tế chỉ có giá tương đương khoảng hơn 42,5 triệu đồng/lượng.

Tính đến cuối ngày thứ 7, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội, mua vào - bán ra ở mức 44,9 - 44,15 triệu đồng/lượng. Tại thị trường TP.HCM, vàng SJC cũng có giá khoảng 49,95 - 45,15 triệu đồng/lượng. Vàng SJC giao dịch tại ngân hàng ACB có giá bán cao hơn khoảng 45,2 triệu đồng/lượng, chiều mua vào có giá 44,9 triệu đồng/lượng.

Kinh doanh vàng sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?

01:54 |

 Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này vừa có đề xuất với Bộ Tài chính xem xét đánh thuế đối với vàng. Nếu được thông qua, kinh doanh vàng có thể sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

NHNN đề xuất đánh thuế đối với mặt hàng vàng (ảnh: Q.Đ).


Ông Lê Minh Hưng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho Dân trí biết: Mục tiêu quản lý thị trường vàng của NHNN là không ảnh hưởng đến mục tiêu vĩ mô, đảm bảo ổn định tỷ giá và để vàng kém hấp dẫn với người dân.

Theo đó, NHNN vừa có đề xuất với Bộ Tài chính trong việc xem xét đánh thuế đối với vàng. Bởi ở nhiều nước trên thế giới, cá nhân, tổ chức kinh doanh vàng đều phải nộp thuế như thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy, nếu đề xuất ban đầu này của NHNN được Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận, Bộ Tài chính cũng cần thời gian để nghiên cứu kỹ các phương án tính thuế. Cơ quan quản lý cũng cần lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện.

Một trong những hình thức đánh thuế mà theo đề xuất của NHNN là tính thuế tiêu thụ đặc biệt với với kinh doanh vàng, vì đây là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích người dân cất giữ. Hiện nay, vàng chỉ chịu thuế xuất khẩu 10%, còn vàng nguyên liệu nhập khẩu không chịu thuế.

Cũng theo ông Hưng, do không khuyến khích người dân nắm giữ vàng, Nhà nước không bình ổn giá vàng vì mặt hàng này không nằm trong nhóm hàng tính chỉ số giá tiêu dùng, không ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh. Với thực tế giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới trên 3 triệu đồng/lượng, thì người dân đã nắm giữ một lượng vàng lớn sẽ được lợi, còn các tổ chức tín dụng huy động vàng đang phải trả giá.

Bởi lúc người dân gửi vàng vào các ngân hàng, giá vàng vẫn ở mức thấp. Còn hiện nay, khi giá vàng tăng cao, khách được nhận vàng là được lợi, nhưng ngân hàng thì ngược lại.

Theo số liệu thống kê từ NHNN, trong vòng 6 tháng qua, các tổ chức tín dụng đã mua hơn 60 tấn vàng để tất toán hợp đồng, số còn thiếu hiện vào khoảng 20 tấn. Nếu với tốc độ mua vào như thời gian qua, các ngân hàng cần thêm 2 tháng để có đủ số vàng cần thiết.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng nay 26/10, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng: Trong quản lý thị trường vàng có rất nhiều nội dung, như vấn đề xuất nhập khẩu, đơn vị kinh doanh, tiêu chuẩn tiêu chí dự trữ vàng miếng. Việc đánh thuế vàng cũng là nội dung. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp đánh thuế, cơ quan chức năng phải có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo sự công minh, công bằng, giải quyết được mục tiêu chính sách, để người dân không bị ảnh hưởng nhiều.

Theo dantri

Giá vàng “nội” phục hồi, cao hơn thế giới trên 3 triệu đồng/lượng

01:39 |

 Mở cửa thị trường vàng sáng nay 27/10, giá vàng SJC điều chỉnh tăng gần 100.000 đồng/lượng so với chiều qua, lên mức 46,35 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi trên 3 triệu đồng/lượng.


Mở cửa thị trường lúc 9h sáng nay 27/10, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty VBĐQ Phú Quý niêm yết giao dịch ở mức 46,22 triệu đồng/lượng (mua vào) - 46,35 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 80.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Cũng tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết ở mức 46,23 triệu đồng/lượng - 46,35 triệu đồng/lượng, cũng tăng 80.000 đồng/lượng.

Tại TPHCM, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết ở mức 46,2 triệu đồng/lượng - 46,35 triệu đồng/lượng, tăng 60.000 đồng/lượng so với chiều qua.

Hiện tại, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi trên 3 triệu đồng/lượng. So với thứ 7 tuần trước, giá vàng hiện “rẻ” hơn 350.000 đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.711,1 USD/ounce. Trong tuần này, giá vàng giao ngay giảm 0,5%, tuần giảm thứ 3 liên tiếp và là đợt giảm dài nhất hơn 1 năm.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 giảm 0,1% phiên cuối tuần xuống còn 1.711,9 USD/ounce; còn đầu phiên, giá vàng có lúc xuống 1.701,4 USD/ounce.

Dù điều chỉnh giảm nhưng giá vàng cũng đã lấy lại được mốc trên 1.710 USD/ounce, khi Bộ Thương mại Mỹ hôm qua cho biết: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý III tăng 2%, so với 1,3% trong quý II. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý này của Mỹ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tình trạng thất nghiệp, hiện vẫn duy trì ở mức 8%. Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết, để giảm tỷ lệ thất nghiệp, kinh tế Mỹ cần tăng trưởng với tốc độ 2,5% trong một vài quý tới.

Tính chung tuần này, giá vàng giao tháng 12 giảm 0,7%, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Giới chuyên gia cho hay, mức giảm 0,7% của giá vàng một phần ảnh hưởng bởi có thông tin ông Ben Bernanke sẽ không tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 làm Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kể cả khi ông Obama tái đắc cử tổng thống Mỹ.

Nhà đầu tư lo ngại, các kích thích tiền tệ từ Fed sẽ giảm đi đáng kể nếu ông Bernanke không tiếp tục lãnh đạo. Trong khi đó, các gói nới lỏng tiền tệ của Fed luôn là yếu tố hỗ trợ mạnh cho giá vàng.

Trên đồ thị kỹ thuật, giá vàng hiện đang chịu áp lực sau vài lần thất bại trong việc bứt phá ngưỡng kháng cự 1.800 USD/ounce. Triển vọng giá vàng cũng chịu tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới vào ngày 6/11.

Ngân hàng cần mua thêm 20 tấn vàng

19:31 |

Các ngân hàng cần mua nốt số vàng này trước khi dừng nghiệp vụ huy động từ 25/11. Tuy nhiên, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ gia hạn lần nữa để đảm bảo thanh khoản hệ thống những tháng cuối năm.

Theo kế hoạch, từ ngày 25/11, các ngân hàng phải ngừng hoàn toàn những nghiệp vụ liên quan tới vàng theo quy định của Thông tư 11. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong vòng 6 tháng qua, các tổ chức tín dụng đã mua hơn 60 tấn vàng để tất toán hợp đồng, số còn thiếu hiện vào khoảng 20 tấn. Nếu với tốc độ mua vào như thời gian qua, các ngân hàng cần thêm 2 tháng để có đủ số vàng cần thiết.

"Tuy nhiên, nếu cứng nhắc buộc thực hiện đúng hạn 25/11, sẽ gây khó khăn cho thanh khoản của toàn hệ thống. Vì cứ vào quý IV hằng năm, nhu cầu vốn cho nền kinh tế đều tăng cao, nếu các ngân hàng lại phải tập trung nguồn để mua vàng, sẽ đe dọa tới an toàn hệ thống", Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng giải thích.

Mặt khác, theo ông, hiện có 3 ngân hàng rất khó khăn để có thể bù đắp kịp số vàng còn thiếu, dư nợ của họ chiếm khoảng 8 trong tổng số 20 tấn cả hệ thống. Vì vậy, cần thêm thời gian để các đơn vị này thu xếp.

Tính theo giá bán hiện nay, để mua hết 20 tấn vàng, các ngân hàng cần phải chi thêm gần 25.000 tỷ đồng (một tấn vàng tương đương hơn 26.500 lượng).

Ông Hưng cho VnExpress biết, Ngân hàng Nhà nước chiều 24/10 đã báo cáo Chính phủ và được chấp thuận chủ trương lùi thời hạn ngừng huy động vàng, thay vì mốc 25/11.

"Thời gian gia hạn cụ thể còn đang tính toán nhưng không được phép lâu, chỉ tính bằng tháng thôi. Và trong thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ từng đợt phát hành chứng chỉ huy động của từng ngân hàng, đảm bảo giảm dần dư nợ và ngừng hoàn toàn khi đến hạn", ông Hưng nói.



Ngân hàng Nhà nước hy vọng vàng sẽ bớt hấp dẫn, để người dân dành tiền làm kinh doanh hoặc gửi ngân hàng. Ảnh: Công Tâm
Như vậy đây sẽ là lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước nới thời hạn ngừng huy động vàng. Theo Thông tư 11, từ ngày 1/5/2011 các nhà băng phải dừng cho vay vàng, đồng thời chỉ được huy động vàng dưới hình thức phát hành chứng chỉ phục vụ mục đích chi trả. Họ có một năm để tất toán các hợp đồng huy động đã ký và lẽ ra đến 1/5 năm nay phải dừng toàn bộ các nghiệp vụ liên quan tới vàng. Tuy nhiên do nhiều ngân hàng chưa thể tất toán hợp đồng, thời gian thực hiện được cơ quan quản lý dời tới 25/11.

Ngân hàng Nhà nước từng kỳ vọng lập lại trật tự trên thị trường vàng nhờ thông tư này cùng các biện pháp quyết liệt khác. Trước đây, các ngân hàng vừa được huy động, vừa được cho vay, lại vừa được kinh doanh vàng, thậm chí được kinh doanh trên tài khoản nước ngoài. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, chỉ cần các ngân hàng thực hiện đúng các nghiệp vụ cho phép này và với mục đích sinh lợi, đã đủ là tác nhân tạo sóng, gây những cơn sốt giá vàng và ngoại tệ.

Ông Hưng xác nhận các ngân hàng mua vàng thời gian qua là nguyên nhân khiến giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng một lượng. Theo ông, Ngân hàng Nhà nước chưa thấy cần can thiệp vì mức chênh lệch này không dẫn tới nhập lậu, không gây ảnh hưởng tới tỷ giá và cũng không tạo cơn sốt mua vàng như những năm trước, nếu có chỉ ảnh hưởng tới các ngân hàng.

"Ngân hàng từng lãi lớn vì kinh doanh vàng bất chấp rủi ro, nay nếu lỗ họ phải tự chịu. Khả năng nhập khẩu vàng thời gian này là không có", ông Hưng khẳng định.

'Không nên tính chuyện huy động vàng'

19:09 |

Nhiều ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước không nên tính đến câu chuyện này vì rủi ro cho dân và cho ngân sách quốc gia là rất lớn.


Trước hết cần xác định rõ: huy động ở đây là nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại triển khai thời gian qua, theo các kỳ hạn và trả lãi suất, khác với khái niệm huy động một nguồn lực trong dân phục vụ cho những mục đích nào đó.

Trong Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ, từ “huy động” chỉ xuất hiện duy nhất một lần, gắn với nội dung quan trọng: Ngân hàng Nhà nước được tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Còn trong Thông tư số 16 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của nghị định trên, không thấy có một điểm nào đề cập đến huy động và cho vay vàng.

Khoảng một năm qua, thị trường chờ đợi đề án huy động nguồn lực vàng trong dân được cụ thể. Dự tính, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức huy động vàng qua phát hành một loại chứng chỉ, các ngân hàng thương mại chỉ là đại lý triển khai “hộ”.


Cách huy động vàng các ngân hàng đang triển k hai chưa đúng bản chất. Ảnh: Hoàng Hà.
Qua đó, Nhà nước có thể tranh thủ nguồn lực khoảng 300 - 500 tấn vàng trong dân, chuyển đổi một phần nào đó thành ngoại tệ để gia tăng dự trữ, hoặc sử dụng bằng nhiều cách có lợi cho nền kinh tế…

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, không triển khai hướng huy động trên cũng là một phương án mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra để nghiên cứu, vì có những bài toán khó giải, liên quan đến chi phí, rủi ro và trách nhiệm. Nếu vậy, sau mốc hẹn 25/11/2012, việc huy động vàng có thể sẽ ngừng hẳn (nếu có gia hạn cho một số ngân hàng để tránh rủi ro thanh khoản hệ thống thì lại là chuyện khác).

Bài toán đó, về chi phí, nếu Ngân hàng Nhà nước đứng ra huy động vàng, chi phí bỏ ra là nút thắt đầu tiên. Giả sử hàng chục triệu lượng vàng được huy động, dù áp lãi suất rất thấp, hàng nghìn tỷ đồng phải trả mỗi năm lấy nguồn từ đâu?

Dĩ nhiên, nguồn vàng huy động được sẽ dùng để có thể tạo ra giá trị lớn hơn chi phí. Nhưng tạo ra như thế nào? Có nhiều cách, song rủi ro lớn luôn tiềm ẩn.

Bản thân vàng không trực tiếp đi vào đầu tư. Để sử dụng và tạo giá trị, Ngân hàng Nhà nước phải chuyển đổi. Nút thắt ở đây lại là rủi ro. Thực tế đã có quá nhiều điển hình rủi ro từ chuyển đổi vàng, như mức lỗ hơn nghìn tỷ đồng tại Ngân hàng Á Châu (ACB), hay hàng tỷ USD tại một số ngân hàng trên thế giới…

Nếu là doanh nghiệp, lời lỗ là đương nhiên trong kinh doanh. Nhưng đây là Nhà nước, là rủi ro ngân sách, gắn với trách nhiệm trước nhân dân. Cũng lưu ý rằng, huy động và chuyển đổi ở đây gắn với một quy mô rất lớn. Ngân hàng Nhà nước có gánh được trách nhiệm này không nếu để xảy ra tổn thất?

Phía sau những bài toán trên còn là sự chuyển đổi vai trò cần cân nhắc: một cơ quan quản lý, điều hành thị trường bị đẩy vào tình thế phải hạch toán kinh doanh, phải chịu áp lực và trách nhiệm lời - lỗ như doanh nghiệp!

Cái giá phải trả?

Liên quan đến đề án huy động vàng trong dân, tại một hội thảo cuối tháng 9 vừa qua, chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí có bản tham luận với những phân tích đáng chú ý.

Theo TS. Phạm Đỗ Chí, nếu tính cả lượng vàng người dân tích lũy từ trăm năm nay, quy mô có thể lên đến cả ngàn tấn. Nhưng không phải cứ thấy nguồn lực lớn thì tính ngay chuyện huy động.

“Thử hỏi, nếu huy động được khối lượng vàng giá trị khổng lồ ấy vào nền kinh tế, các nhà hữu trách đã tính đến chuyện làm thế nào để phát huy được giá trị nguồn lực ấy giúp tăng trưởng kinh tế cho quốc gia, hay lại cho vào các dự án đầu tư công khổng lồ khi mà câu chuyện “nóng” của những Vinashin, EVN, hay Vinalines… vẫn ám ảnh đầu óc tất cả chúng ta?”, ông Chí đặt vấn đề.

Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, trong hơn 30 năm theo dõi thị trường vàng quốc tế hay trong thời gian dài phục vụ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông thấy rất ít chính phủ hay ngân hàng trung ương nào đứng ra huy động vàng của dân.

“Ngân hàng Nhà nước không nên tính đến câu chuyện này (huy động vàng - PV), vì rủi ro cho dân và cho ngân sách quốc gia là rất lớn… Sự lao đao mới đây của vài cá nhân lãnh đạo ngân hàng trong việc bán khống một số vàng lớn ở mức 1.550 - 1570 USD một ounce cách đây vài tháng đã đem lại vài món nợ khổng lồ cho họ và các ngân hàng của họ. Đây là một bài học lớn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tương lai”, ông Chí khuyến nghị như vậy và nêu ví dụ.

Huy động hướng nào?

Hiện chưa có hướng lựa chọn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước được chốt lại và công bố. Làm sao tranh thủ được nguồn lực vàng trong dân vẫn là yêu cầu đặt ra.

Nếu tránh những vấn đề ở trên, “huy động” sẽ được hiểu theo khái niệm khác, chứ không phải là nghiệp vụ ngân hàng như hiện nay, có kỳ hạn và trả lãi suất, sau đó thực hiện chuyển đổi để sử dụng.

Trước mắt, cũng có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ tập trung vào việc điều hành và bình ổn thị trường. Một quỹ bình ổn quy mô đủ mạnh được định hình, là cấu phần của dự trữ ngoại hối, được bảo hiểm giá và trạng thái qua liên thông với tài khoản vàng ở nước ngoài, để sẵn sàng can thiệp khi cần. Các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia kinh doanh được quản lý và giám sát chặt qua cơ chế giới hạn trạng thái để hạn chế yếu tố đầu cơ.

Mặt khác, không được hưởng lãi suất và phải trả phí khi gửi ở ngân hàng, chính sách lãi suất và giá trị VND được đảm bảo sẽ kích thích người giữ vàng chuyển đổi khi cân nhắc lợi ích nắm giữ. Đó cũng là một hướng để “huy động” sức vàng trong dân, như đã thành công đối với ngoại tệ trong hơn một năm qua.

Tất nhiên đó chỉ là một hướng lý thuyết giả định, gắn với yêu cầu ổn định được vĩ mô, giá trị VND được củng cố. Đáp ứng được yêu cầu đó trên thực tế luôn khó. Thế nên huy động vàng sẽ vẫn là câu chuyện phức tạp và lâu dài.

Gia vang hôm nay | Giá vàng SJC, PNJ, ACB, 9999 online

19:06 |

GIÁ VÀNG 9999 - GIÁ VÀNG SJC - GIÁ VÀNG TỰ DO

(Cập nhật lần thứ 1 lúc 07:49 ngày 26-10-2012)

Giá vàng hôm nay

(26-10-2012)

Giá vàng hôm qua

(25-10-2012)
GIÁ MUA VÀOGIÁ BÁN RAGIÁ MUA VÀOGIÁ BÁN RA
SJC tự do46,250giảm46,380giảm46,16046,280
Giá vàng TP Hồ Chí Minh
14K31.450Tăng33.450Tăng31.41033.410
18K42.900Tăng44.400Tăng42.84044.340
24K44.100Tăng44.400Tăng44.04044.340
SJC10c46.250Tăng46.400Tăng46.19046.340
SJC1c46.250Tăng46.430Tăng46.19046.370
Giá vàng Hà Nội
SJC46.250Tăng46.420Tăng46.19046.360
Giá vàng Đà Nẵng
SJC46.250Tăng46.420Tăng46.19046.360
Giá vàng Nha Trang
SJC46.240Tăng46.420Tăng46.18046.360
Giá vàng Cần thơ
SJC46.250Tăng46.400Tăng46.19046.340
* Mũi tên mầu xanh (Tăng): thể hiện giá vàng đang xem tăng cao hơn so với ngày trước đó.
* Mũi tên mầu đỏ (Tăng): thể hiện giá vàng đang xem thấp hơn so với ngày trước đó.

(Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC)

GIÁ VÀNG 9999 - GIÁ VÀNG SJC - GIÁ VÀNG TỰ DO

Gia vang hôm nay | Giá vàng SJC, PNJ, ACB, 9999 online
(Cập nhật lần thứ 1 lúc 08:15 ngày 25-10-2012)

Giá vàng hôm nay

(25-10-2012)

Giá vàng hôm qua

(24-10-2012)
GIÁ MUA VÀOGIÁ BÁN RAGIÁ MUA VÀOGIÁ BÁN RA
SJC tự do46,160giảm46,280giảm46,13046,290
Giá vàng TP Hồ Chí Minh
14K31.360giảm33.360giảm31.55033.750
18K42.780giảm44.280giảm43.10044.800
24K43.980giảm44.280giảm44.30044.800
SJC10c46.13046.280giảm46.13046.300
SJC1c46.13046.310giảm46.13046.330
Giá vàng Hà Nội
SJC46.13046.300giảm46.13046.320
Giá vàng Đà Nẵng
SJC46.13046.300giảm46.13046.320
Giá vàng Nha Trang
SJC46.12046.300giảm46.12046.320
Giá vàng Cần thơ
SJC46.13046.280giảm46.13046.300
* Mũi tên mầu xanh (Tăng): thể hiện giá vàng đang xem tăng cao hơn so với ngày trước đó.
* Mũi tên mầu đỏ (Tăng): thể hiện giá vàng đang xem thấp hơn so với ngày trước đó. 
Nguồn: 24h

Ngân hàng cần mua thêm 20 tấn vàng

09:20 |
Các ngân hàng cần mua nốt số vàng này trước khi dừng nghiệp vụ huy động từ 25/11. Tuy nhiên, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ gia hạn lần nữa để đảm bảo thanh khoản hệ thống những tháng cuối năm. 


Theo kế hoạch, từ ngày 25/11, các ngân hàng phải ngừng hoàn toàn những nghiệp vụ liên quan tới vàng theo quy định của Thông tư 11. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong vòng 6 tháng qua, các tổ chức tín dụng đã mua hơn 60 tấn vàng để tất toán hợp đồng, số còn thiếu hiện vào khoảng 20 tấn. Nếu với tốc độ mua vào như thời gian qua, các ngân hàng cần thêm 2 tháng để có đủ số vàng cần thiết.

"Tuy nhiên, nếu cứng nhắc buộc thực hiện đúng hạn 25/11, sẽ gây khó khăn cho thanh khoản của toàn hệ thống. Vì cứ vào quý IV hằng năm, nhu cầu vốn cho nền kinh tế đều tăng cao, nếu các ngân hàng lại phải tập trung nguồn để mua vàng, sẽ đe dọa tới an toàn hệ thống", Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng giải thích.

Mặt khác, theo ông, hiện có 3 ngân hàng rất khó khăn để có thể bù đắp kịp số vàng còn thiếu, dư nợ của họ chiếm khoảng 8 trong tổng số 20 tấn cả hệ thống. Vì vậy, cần thêm thời gian để các đơn vị này thu xếp.

Tính theo giá bán hiện nay, để mua hết 20 tấn vàng, các ngân hàng cần phải chi thêm gần 25.000 tỷ đồng (một tấn vàng tương đương hơn 26.500 lượng).

Ông Hưng cho VnExpress biết, Ngân hàng Nhà nước chiều 24/10 đã báo cáo Chính phủ và được chấp thuận chủ trương lùi thời hạn ngừng huy động vàng, thay vì mốc 25/11.

"Thời gian gia hạn cụ thể còn đang tính toán nhưng không được phép lâu, chỉ tính bằng tháng thôi. Và trong thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ từng đợt phát hành chứng chỉ huy động của từng ngân hàng, đảm bảo giảm dần dư nợ và ngừng hoàn toàn khi đến hạn", ông Hưng nói.

Ngân hàng Nhà nước hy vọng vàng sẽ bớt hấp dẫn, để người dân dành tiền làm kinh doanh hoặc gửi ngân hàng. Ảnh: Công Tâm


Như vậy đây sẽ là lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước nới thời hạn ngừng huy động vàng. Theo Thông tư 11, từ ngày 1/5/2011 các nhà băng phải dừng cho vay vàng, đồng thời chỉ được huy động vàng dưới hình thức phát hành chứng chỉ phục vụ mục đích chi trả. Họ có một năm để tất toán các hợp đồng huy động đã ký và lẽ ra đến 1/5 năm nay phải dừng toàn bộ các nghiệp vụ liên quan tới vàng. Tuy nhiên do nhiều ngân hàng chưa thể tất toán hợp đồng, thời gian thực hiện được cơ quan quản lý dời tới 25/11.

Ngân hàng Nhà nước từng kỳ vọng lập lại trật tự trên thị trường vàng nhờ thông tư này cùng các biện pháp quyết liệt khác. Trước đây, các ngân hàng vừa được huy động, vừa được cho vay, lại vừa được kinh doanh vàng, thậm chí được kinh doanh trên tài khoản nước ngoài. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, chỉ cần các ngân hàng thực hiện đúng các nghiệp vụ cho phép này và với mục đích sinh lợi, đã đủ là tác nhân tạo sóng, gây những cơn sốt giá vàng và ngoại tệ.

Ông Hưng xác nhận các ngân hàng mua vàng thời gian qua là nguyên nhân khiến giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng một lượng. Theo ông, Ngân hàng Nhà nước chưa thấy cần can thiệp vì mức chênh lệch này không dẫn tới nhập lậu, không gây ảnh hưởng tới tỷ giá và cũng không tạo cơn sốt mua vàng như những năm trước, nếu có chỉ ảnh hưởng tới các ngân hàng.

"Ngân hàng từng lãi lớn vì kinh doanh vàng bất chấp rủi ro, nay nếu lỗ họ phải tự chịu. Khả năng nhập khẩu vàng thời gian này là không có", ông Hưng khẳng định.

Song Linh Vnexpress